Lọc nước phèn

Bất kì nguồn nước nào cũng có nguy cơ bị nhiễm phèn , bất kể nước ngầm hay nước trên bề mặt , trước thực trạng nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm . Mạch nước ngày càng khan hiếm, con người ngày càng khai thác các nguồn nước quá mức và trái phép , chưa có quy hoạch chung, nên sảy ra rất nhiều tình trạng khác nhau và đặt biệt là nguồn nước hay bị nhiễm nhiều chất độc lạ, kim loại, chất gây ung thư … . Nước nhiễm phèn thường nhiễm phèn sắt hay mangan, pH thấp , nhận biết nước có màu vàng hoặc đỏ cam , có mùi tanh và gắt .

Để khắc phục cần sử dụng các thiết bị lọc nước , cột lọc với quy trình công nghệ cao

Dưới đây là cách sử dụng và cũng như vật liệu cần cho vào

-Oxy hóa (tự nhiên hoặc cưỡng bức) bằng không khí
– Lắng
– Lọc cát
– Trao đổi ion, làm mềm nước
– Hấp phụ mùi, tảy màu (bằng Than hoạt tính)
– Lọc tinh – Sát khuẩn (bằng Clo hay đèn tia cực tím )…

Với loại nước đục sẽ tạo bông làm kết tủa và vi lọc, nếu nhiễm độc kim loại nặng hay độc khí thì sẽ tăng cường thêm bộ lọc-khử độc chuyên dụng, đôi khi còn điều chỉnh độ pH (thường là nâng từ6.0 – 8,5tùy theo mục đích sử dụng) …

Phương pháp “Xử lý từng thành phần theo từng bước” này tuy rất phổ biến nhưng khá rối rắm, thiết bị cồng kềnh, năng suất thấp, đầu tư nhiều, vận hành tốn kém, phiền phức (nhất là khâu rửa ngược các bộ lọc, hoàn nguyên hạt trao đổi ion, thay cát và vật liệu lọc, chăm sóc điều chỉnh…) tuổi thọ thiết bị thấp … làm cho giá thành nước thành phẩm cao mà chất lượng cũng khó ổn định.

Với yêu cầu Nước sạch dùng cho sinh hoạt có thể ứng dụng Công nghệ – Thiết bị phổ quát đa năng để xử lý nhanh Nước giếng khoan bình thường, đồng thời có thể kết hợp thêm một vài bộ kiện để xử lý (để tận thu các nguồn nước) cho: Nước máy chất lượng chưa đạt, Nước mặt (sông hồ), Nước mưa, Nước thải (đã thỏa mãn TCVN 5945 – 2005 loại A), …